Những ngộ nhận về năng lực nghề nghiệp bản thân nên chú ý

Nắm thật vững chuyên môn của mình, cố gắng nâng cao thật nhiều. Nghiên cứu xem liệu rằng nó sẽ được công ty mới đề cao như thế nào. Mỗi nơi có chính sách khác nhau

1. Có thể dễ dàng hướng tới các mục tiêu trong công việc mà thẳng tiến.
Có thể bạn là người yêu thích kế hoạch. Bạn muốn chọn lựa, định hướng phát triển xong thì mới chính thức hành động. Sẽ là cách tốt nếu không tốn quá nhiều thời gian hoàn thành việc này. Trong thời gian đó, tốt nhất bạn nên thử sức ở công việc tương đối hợp với mình để tích lũy một vài kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn.
2. Có lợi thế tìm việc và đổi công việc hơn nếu có trong tay tấm bằng cử nhân đại học hoặc cao đẳng.
Bằng cấp hiện nay quan trọng nhưng không mang tính quyết định tuyệt đối. Nó cần phải đi kèm với nhiều yếu tố khác mới đủ đưa bạn đến công việc mong muốn. Giữ mức tập trung cho việc học lấy bằng cấp ở cấp độ nhất định. Và không được tự kiêu với điều này trong suốt quá trình tạo dựng nghề nghiệp.
3. Có các chứng chỉ là mọi chuyện sẽ ổn.
Chắc chắn là một sai lầm lớn nếu đang có ý nghĩ này. Thời đại thông tin rộng mở, kiến thức nên học vì đó mà thay đổi nhanh chóng, các chứng chỉ cần thiết thay đổi liên tục. Nên nhớ phải cùng chung lối nghĩ của nhà tuyển dụng. Hiểu rằng kinh nghiệm, kỹ năng là quan trọng hơn cả.
4. Chắc chắn bản thân sẽ trở thành “nhân viên chính thức”.
Tùy vào lĩnh vực ngành nghề bạn đang theo đuổi mà lựa chọn loại hình công việc thích hợp: chính thức, bán thời gian, tự do… Chỉ cần biết là khi đã chọn việc nào thì phải có mục tiêu đằng sau, đừng tạo thói quen chọn việc vô định.
5. Không thể đổi công việc sau tuổi 35.
Nắm thật vững chuyên môn của mình, cố gắng nâng cao thật nhiều. Nghiên cứu xem liệu rằng nó sẽ được công ty mới đề cao như thế nào. Mỗi nơi có chính sách khác nhau, có thể tương đồng hoặc đối lập với phong cách hoạt động của nơi làm việc hiện tại.
6. Những người không có khả năng quản lý thì nên trở thành chuyên viên.
Chọn trở thành người có tầm nhìn bao quát, suy nghĩ chiến lược, biết cách lãnh đạo hay một nhân viên có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về một mặt nào đó. Hướng đi nào thì khi phát triển đến vị trí chuyên viên cấp cao, bạn cũng cần có khả năng quản lý. Không nên tách biệt 2 hướng lựa chọn này mà hạn chế sự thăng tiến của bạn.
Kiểm soát hướng phát triển nghề nghiệp

Tất nhiên, trong thời điểm nào đó bạn phải tự rà soát lại con đường sự nghiệp của mình. Đặc biệt là khi bạn đứng trước lựa chọn có thay đổi hay không. Bình tĩnh tự đặt câu hỏi và xem xét, phân tích câu trả lời cho những điều này: Khi nhìn lại thì mình đã đạt được những gì? Đâu là tiềm năng có thể phát huy? Có những khả năng nào tiến bộ hơn xưa? Lý do chọn thay đổi công việc là gì? Có bao nhiêu điểm lợi – hại nếu đưa ra quyết định này?
Khi nghề nghiệp phát triển, những vấp ngã và bước ngoặt là khó tránh khỏi. Hãy sẵn sàng khắc phục trở ngại, thay đổi phương hướng lúc cần, biến cơ hội thành lợi thế để tiến xa hơn nữa.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *