Những ngành nghề yêu cầu nhân lực cao, lương hấp dẫn

Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được chính thức thông qua tạo cơ hội cho cho việc đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực Công nghệ thông tin, đồng thời ngành sản xuất – chế biến thực phẩm cũng được

Chính phủ đã xác định ba nhóm ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo.

Trong đó chú trọng vào việc phát triển 10 ngành trọng điểm: ngành điện, khai thác, và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; ngành chế biến nông lâm, thủy sản, thực phẩm, đồ uống, ngành hóa chất, ngành dệt may, da giày; ngành điện tử; ngành công nghệ thông tin; ngành cơ khí – luyện kim; ngành dầu khí.

Cùng với sự phát triển này thì nhu cầu cũng sẽ tăng cao, đặc biệt là nguồn trình độ cao như: kỹ sư cơ khí, kỹ sư thủy sản, kỹ sư công nghệ thông tin…Theo dự báo, TP.Hồ Chí Minh mỗi năm sẽ có khoảng 270.000 cơ hội việc làm trong giai đoạn 2016 – 2020 đến 2025.

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trình độ trung cấp chiếm 33% (cao nhất), sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học 17%, trên đại học chiếm 2%. Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm 33%, nhóm ngành Khoa học tự nhiên chiếm 7%, các nhóm ngành khác chiếm 3 – 5%.

Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được chính thức thông qua tạo cơ hội cho cho việc đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực Công nghệ thông tin, đồng thời ngành sản xuất – chế biến thực phẩm cũng được dự đoán là sẽ thu hút một lượng vốn từ các tập đoàn đa quốc gia muốn tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa.

Theo đó, một số ngành nghề mới sẽ xuất hiện dựa trên nền tảng của các nhóm ngành cũ, kết hợp với các nhóm ngành để phù hợp hơn với nhu cầu phát triển hiện tại. Ở nhóm ngành công nghệ thông tin, có thể kể đến các ngành như: bảo mật mạng, lập trình ứng dụng di động, lập trình game, lập trình thiết kế game 3D, thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D – được phát triển theo hướng chuyên sâu hơn. Với nhóm ngành kỹ thuật sẽ có những ngành mới như: kỹ thuật thương mại, quản trị viên…

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành khát nhân lực trong thời điểm này, và để săn đón được những nhân lực chất lượng cao, các công ty phải cạnh tranh rất khốc liệt với các tập đoàn lớn. Theo Bà Nguyễn Thị Minh Khuê – Phó giám đốc công ty cổ phần Công nghệ DKT, CNTT là một ngành mang tính công nghệ thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi người trong nghề phải luôn học hỏi, cập nhật công nghệ. Nhưng nhiều sinh viên ngày nay theo học chỉ vì trào lưu chứ chưa có đam mê thực sự, dẫn đến nhân lực không muốn gắn bó lâu dài với nghề và chất lượng còn kém.

Do đó, thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối diện trong bối cảnh hội nhập quốc tế chính là khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm và tác phong nghề nghiệp – những yếu tố này sẽ giúp nhân lực nước ta tự tin cạnh tranh với nhân lực quốc tế hiện nay.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *